Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của Giáo Xứ Hải Sơn. Xin Chúa chúc lành cho bạn!
Lịch Phụng vụ từ ngày 19.5.2024 đến 26.5.2024
Ngày đăng: 17/05/2024

Lịch Phụng vụ

từ ngày 19.5.2024 đến 26.5.2024 

 

Mùa Phục Sinh

Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục sinh đến Chúa nhật Hiện xuống được cử hành trong niềm vui mừng và phấn khởi như là một ngày lễ duy nhất, hay đúng hơn như một Đại Chúa nhật. Nhất là trong những ngày này chúng ta hát Alleluia.” (AC 22).

 

Tháng Năm 2024

THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ

Ý cầu nguyệnCầu cho việc đào tạo các nam nữ tu sĩ và chủng sinh. Xin cho các nam nữ tu sĩ và các chủng sinh, được trưởng thành trong hành trình ơn gọi của mình, qua việc đào tạo nhân bản, mục vụ, thiêng liêng và cộng đoàn, để họ trở thành chứng nhân đáng tin cậy của Tin mừng.

“Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” (GH 67).

 

19      12      Đ    CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG. Lễ trọng. Lễ họ (lễ cầu cho giáo dân). Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23.

 

Giáo huấn số 25

CÁC ĐẠI DỊCH VÀ CÁC THẢM HỌA KHÁC TRONG LỊCH SỬ

Thảm kịch toàn cầu, như đại dịch Covid-19, có lúc đã khơi lại rõ ràng cái cảm thức, chúng ta là một cộng đồng thế giới, đang chèo chống trên cùng một con thuyền, ở đó điều gây tổn hại cho người này cũng gây tổn hại cho những người khác. Phải nhớ rằng nếu có được cứu, thì tất cả cùng được cứu, chứ chẳng có chuyện chỉ riêng ai đó được cứu. […]. Những kiểu mẫu mặt nạ che giấu cái tôi của chúng ta, cái tôi luôn chăm chút dáng vẻ bên ngoài, đã bị rơi xuống, để rồi một lần nữa, cho thấy cái cảm thức không thể chối bỏ và cũng thật tốt lành, đó là cảm thức chúng ta thuộc về nhau, là anh chị em với nhau.

Trích Thông điệp Fratelli Tutti về tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội

của Đức Thánh cha Phanxicô, ngày 03 tháng 10 năm 2020, số 32.

 

Lưu ý

1) Nến Phục sinh

“Nến Phục sinh đặt một nơi thích hợp, hoặc gần giảng đài hoặc gần bàn thờ, và phải thắp sáng trong tất cả các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là Thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa nhật Hiện xuống. Sau mùa Phục sinh, Nến Phục sinh đặt ở vị trí trang trọng trong khu vực cử hành bí tích Rửa tội, để mỗi khi cử hành bí tích Rửa tội, thì đốt lên và châm nến cho người lãnh bí tích. Trong nghi thức An táng thì Nến Phục sinh được đặt ở gần quan tài để nói lên rằng, cái chết của người tín hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực. Ngoài mùa Phục sinh, không được đặt và đốt Nến Phục sinh trên cung thánh” [Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Thông tư Paschalis Sollemnitatis (ngày 16/01/1988), số 99; x. CE 372, AT 66].

Như vậy, Nến Phục sinh chỉ được thắp sáng và đặt tại cung thánh từ đêm Canh thức Vọng Phục sinh đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Sau đó được đặt tại giếng Rửa tội hay trong phòng thánh, và chỉ được đưa ra và thắp sáng trong nghi thức Rửa tội hay đặt cạnh quan tài, phía đầu người quá cố trong thánh lễ an táng, chứ không được đặt trên trên cung thánh và đốt quanh năm.

2) Nến Bàn thờ

Nến Phục sinh mang ý nghĩa biểu tượng khác với Nến thắp sáng bàn thờ trong cử hành Thánh lễ. Vì thế, không nên dùng Nến Phục sinh thay thế Nến thắp sáng trên bàn thờ, để không làm lu mờ tính biểu tượng của Nến Phục sinh.

“Bàn thờ phải phủ ít là một khăn màu trắng. Trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân đèn, nhất là trong Thánh lễ Chúa nhật hoặc ngày lễ buộc; hoặc nếu là lễ Giám mục Giáo phận cử hành, thì phải đặt bảy chân đèn, có thắp nến” (IM 117).

Mỗi khi cử hành phụng vụ, cần có những chân nến để tỏ lòng cung kính và mừng lễ (x. IM 117). Phải chú tâm đến cấu trúc của bàn thờ và cung thánh, để tùy nghi đặt các chân nến trên bàn thờ, hoặc chung quanh bàn thờ cho có sự hòa hợp chung và không ngăn cản tín hữu dễ dàng nhìn thấy những gì đang thực hiện hay đặt trên bàn thờ” (IM 307).

 

Mùa Thường Niên

 (sau Chúa nhật Hiện Xuống)

20      13      Tr    Thứ Hai. Tuần VII Thường niên. Thánh vịnh tuần IIIĐức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội thánhLễ nhớ. St 3,9-15.20 (hay Cv 1,12-14); Ga 19,25-27. (Không cử hành lễ thánh Bernađinô Siêna, linh mục).

Ngày bổn mạng: giáo xứ Bình Ba.

21      14      X    Thứ Ba. Thánh Christôphôrô Magallanes, linh mục và các bạn, tử đạo (Đ). Gc 4,1-10; Mc 9,30-37.

22      15      X    Thứ Tư. Thánh Rita Cascia, nữ tu (Tr). Gc 4,13-17; Mc 9,38-40.

Kỷ niệm ngày qua đời:

Cha Giuse Maria Hoàng Phúc Lộc (1989)

23       16      X    Thứ Năm. Gc 5,1-6; Mc 9,41-50.

24       17      X    Thứ Sáu. Gc 5,9-12; Mc 10,1-12.

Kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ giáo xứ Phước Lộc (1993).

Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:

Cha M. Gioan B. Nguyễn Tiến Dũng, OC (2003)

25       18      X    Thứ Bảy. Thánh Bêđa khả kính, linh mục, tiến sĩ Hội thánh (Tr); thánh Grêgôriô VII, giáo hoàng (Tr); thánh Maria Magđalêna Pazzi, trinh nữ (Tr). Gc 5,13-20; Mc 10,13-16.

Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:

Cha Giuse Trần Văn Cử (1975)

 

26       19      Tr    CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN. CHÚA BA NGÔI. Lễ trọng. Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20. (Không cử hành lễ thánh Philiphê Nêri, linh mục).

Ngày chầu lượt: giáo xứ Phước Lộc.

Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:

– Cha M. Phêrô Bình Nguyễn Hồng An, OC (2017)

– Cha M. Phêrô Tự Trần Văn Nhường, OC (2017)

– Cha M. Gioan Tân Phan Văn Toàn, OC (2017)

Kỷ niệm ngày qua đời:

Cha Giacôbê Phạm Văn Ninh (2021)

 

Nguồn: GP Bà Rịa 

You are here: Trang chủ >> Văn hóa >> Kỹ năng sống