Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của Giáo Xứ Hải Sơn. Xin Chúa chúc lành cho bạn!
TGP.SÀI GÒN: Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Ngày đăng: 24/11/2018

TGP.SÀI GÒN:

Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 

 

Sáng hôm nay, Thứ Bảy, 24 tháng 11, tại ngôi Thánh Đường Mẹ của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, gia đình Tổng Giáo Phận mừng kết thúc Năm Thánh kính các Thánh Tử Đạo.

 

Chủ tế cũng như giảng lễ trong Thánh Lễ này là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng - Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

 

Bài chia sẻ của Đức Cha Giám Quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng :

 

Hôm nay chúng ta hân hoan cùng với toàn thể Giáo Hội Việt Nam kết thúc năm Thánh các Thánh Tử Đạo.

 

Một thoáng nhìn lại lịch sử về hành trình đức tin trên quê hương Việt Nam. Chúng ta thấy rằng đức tin hay Tin Mừng đã được đem tới Việt Nam năm 1533 cách đây 455 năm.

 

Giáo Phận Sài Gòn thành lập năm 1844, lúc đó gọi là Giáo Phận Tây Đàng Trong cách đây 174 năm.

 

1844 các tỉnh ở miền Nam với Campuchia và Lào họp thành Tây Đàng Trong. Thế mà từ 1844 đến nay, Campuchia có 24 ngàn người Công Giáo trên 16 triệu dân chiếm 0,15%. Có 9.000 - 15.000 Công Giáo gốc Việt đang sống tại đó.

 

Campuchia có đại diện tông tòa Nongpenh và phủ doãn tông tòa,

 

Hình ảnh so sánh này giúp ta thấy hồng ân đức tin Thiên Chúa ban tặng cho dân tộc Việt Nam đã được Cha ông tổ tiên chúng ta được vun trồng bằng chính máu của các Ngài để rồi hôm nay Giáo Hội Việt Nam lớn mạnh với khoảng 8 triệu người Công Giáo trên 95 triệu, chiếm 8,4% với 26 giáo phận Chính Tòa.  

 

Riêng Tổng Giáo Phận Sài Gòn thành lập 1844 đến nay đã phát triển có 6 người con, 2 người cháu và 1 người chắt

 

Nôngpenh 1850

 

Vĩnh Long 1938

 

2 người con sinh đôi Mỹ Tho - Đà Lạt : 1960

 

Và sau đó Phú Cường và Xuân Lộc : 1965

 

2 Cháu là Cần Thơ : 1955 con của Nongpenh

 

Bà Rịa : 2005 con của Xuân Lộc

 

1 chắt : Long Xuyên 1960 con của Giáo Phận Cần Thơ.

 

Một yếu tố quan trọng 24.11.1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII ra tông hiến thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với 3 giáo tỉnh : Hà Nội - Huế - Sài Gòn.

 

Đây là một sự kiện quan trọng của Việt Nam, từ nay Tòa Thánh không còn là giám mục tông tòa đại diện Tòa Thánh nữa. Giáo Hội Việt Nam hiện nay là gia sản đức tin mà cha ông để lại.

 

Cha ông chúng ta đã đón nhận đức tin và dùng mạng sống mình bảo vệ đức tin và trao lại cho con cháu. Tử đạo là marty ! là làm chứng. Cha ông chúng ta làm chứng về điều gì ? Các Ngài chết không phải các Ngài không muốn sống nhưng các ngài chết để làm chứng sự sống.

 

Với cái chết của mình, cha ông chúng ta cho thấy chết không phải là hết nhưng chết là cửa ngỏ đi vào một đời sống vĩnh cửu đúng như bài đọc hôm nay trong sách Khôn Ngoan : Linh hồn người Công Chính ở trong tay Chúa. Lúc họ rời xa chúng ta tưởng rằng họ đang rời xa chúng ta nhưng họ đang được hưởng an bình.

 

Một cách cụ thể, tử đạo là sự chọn lựa trong đức tin mà bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe  nói về sự chọn lựa này như Chúa Giêsu nói : Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình mà theo tôi. Ai liều mất mạng sống mình sẽ cứu được mạng sống ấy.

 

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chọn lựa Thiên Chúa là sự sống vĩnh cửu thay vì chọn lựa sự sống tạm thời tại trần thế này. Một hình ảnh của sự chọn lựa cụ thể này là bước qua hoặc không bước qua thánh giá. Có người bước qua và có người không. Có người khiêng qua thánh gia1 nhưng co chân lên như Thánh Đích. Có những người bước qua thánh giá nhưng sau đó hối hận đó là trường hợp của 3 Thánh.

 

Quan đã đặt gươm và vàng, tượng chịu nạn : Cho các ngươi chọn bước qua thánh giá thì được vàng còn không thì bị gươm chặt đôi và xác quăng ngoài biển.

 

Có nhiều vị tử đạo giả vờ bước qua. Đây là một cám dỗ khá tinh vi và hấp dẫn như được cả 2. Không thể giả vờ như thế. Đứng trước Thánh Giá là dứt khoác. Không có giải pháp dung hòa hay lập lờ. Không bước qua.

Dù là 2 cây gỗ xếp chéo nhau nhưng đó vẫn là biểu tượng cho Thầy Chí Thánh - Đấng đã chết trên Thánh Giá.

 

Các vị tử đạo không bước qua Thánh Giá vì họ tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và chọn Chúa Giêsu. Chọn Chúa không chỉ là biểu lộ của tin mà còn là mến như Thánh Phaolô nói trong bài đọc 2 : Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô phải chăng là đói rách, gươm giáo, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.

 

Kính thưa cộng đoàn, mừng lễ các Thánh Tử Đạo hôm nay và trong ngày bế mạc năm Thánh các Thánh Tử Đạo. Lời Chúa mời gọi chúng ta xét lại chọn lựa của mình, không phải chọn 1 lần là xong nhưng chọn mỗi ngày. Tôi đang chọn Chúa hay chọn chính bản thân tôi với chọn đam mê dục vọng của tôi hay đam mê lạc thú. Chỉ cần 1 gật đầu, 1 click chuột vi tính , 1 chữ ký nhưng tôi quên đi đức tin đó là sự thật, tình yêu, sự sống

 

 

Bác sĩ Hạnh có 1 con, cô ấy nghĩ mình ra đi sớm nên quyết định sinh con để con có chị có em khi mẹ không còn nữa. Bác sĩ Khoa nói chúng tôi đã cảnh báo cho bác sĩ Hạnh về nguy cơ và chọn cho mình sống nhưng con có nguy cơ chết.

 

Kính thưa cộng đoàn, tôi không biết chị có phải là người Công Giáo hay không nhưng bác sĩ Hạnh đã chọn sự sống của con để hy sinh tính mạng mình để con của chị được sinh ra. Chị chọn điều tốt lành cho người khác, cho con của chị.        Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chọn lựa tương tự như thế.

 

Một lời nói xem ra thỏa mãn bực tức của mình nhưng hại người khác.

Đức Thánh Cha Phanxicô vừa nói thật mạnh : nói hành nói xấu người khác là đang giết chết họ.

 

Trong Thánh Lễ hôm nay, nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa cho tất cả chúng ta luôn có sức mạnh để luôn chọn Chúa, chọn sức mạnh của Tin Mừng hay chọn lạc thú hay chọn lựa cái tôi của mình.

Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con.

 

Thánh Lễ kết thúc trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.

 

Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam ban cho Tổng Giáo Phận muôn ơn lành để Giáo Phận trở nên những chứng nhân như lòng Chúa mong muốn, như các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống và làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội và Giáo Hội.

 

* conggiao.info  -  Người Giồng Trôm

 

You are here: Trang chủ >> Tin tức >> Tin Giáo Hội Việt Nam