Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của Giáo Xứ Hải Sơn. Xin Chúa chúc lành cho bạn!
Những lời khuyên để có một Thánh lễ đẹp lòng Chúa
Ngày đăng: 10/01/2019

Những lời khuyên để có một Thánh lễ đẹp lòng Chúa 

 

Thánh lễ là hy tế cảm tạ Chúa Cha, là lời chúc tụng Hội Thánh dâng lên bày tỏ lòng biết ơn vì tất cả những phúc lành Thiên Chúa ban, tất cả những gì Người đã thực hiện qua việc sáng tạo, Cứu chuộc và thánh hoá con người. Theo Sách Giáo Lý Vào Đời, chúng ta có thể tóm tắt như sau:

 

- Thánh lễ là hy tế ngợi khen, để Hội Thánh ca hát vinh quang Thiên Chúa nhân danh toàn thể vũ trụ vạn vật. Hy lễ ngợi khen này chỉ có thể thực hiện nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô: Ngài kết hiệp các tín hữu vào bản thân Ngài, vào lời ngợi khen và lời chuyển cầu của Ngài.

- Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Quan của Chúa Kitô, là hiện tại hoá và hiến dâng hy lễ độc nhất của Chúa Kitô trong Phụng vụ của Hội Thánh.

 

- Thánh lễ là bữa tiệc thánh để chúng ta được hiệp thông vào Mình Máu Chúa. Vì thế, đoàn dân Chúa phải tham dự tích cực và sinh động, lãnh nhận lương thực thần linh nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu và đời sống cộng đoàn.

 

- Thánh lễ là tột đỉnh của Phụng vụ  Ki-tô giáo. Nhờ Thánh lễ mà công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.

 

Qua việc giải thích rõ ràng trên đây, chúng ta nhận thức được ý nghĩa cao cả của Thánh Lễ mà mỗi lần chúng ta đến nhà thờ để cử hành. Bởi thế, cần tránh những hành vi hay việc làm đưa đến việc tục hóa Thánh Lễ.

  

Chúng ta cần nên nhớ:

 

1. Lễ Misa là linh thánh.

 

2. Ăn mặc thích hợp khi đến nhà thờ.

 

Ý thức việc đến nhà thờ để dâng lễ và thờ phượng Chúa nên chúng ta cần ăn mặc cách thích hợp (không mặc áo sát nách, quần short, đi dép 2 quai.) Việc ăn mặc cách thích hợp là cách tỏ lòng kính thờ Chúa trong Nhà Tạm và tôn trọng tha nhân, những người cùng đi dâng lễ với chúng ta.

 

3. Đi lễ đúng giờ. Bạn đến trễ sẽ làm những người khác chia trí. Nếu bạn bị trì hoãn hoặc đến trễ, hãy nghĩ đến những người khác, bằng cách ngồi ở phía sau để không làm phiền những người đang cầu nguyện trong Thánh Lễ.

 

Tuyệt nhiên không nên ngồi ngoài nhà thờ. Dù đi muộn.

 

4. Không dùng điện thoại gửi tin nhắn, tán gẫu (chat), và lướt mạng.

 

Không dùng điện thoại di động gửi tin nhắn, tán gẫu, và lướt mạng trong Thánh lễ. Một số anh chị em tham dự Thánh Lễ, ngồi trong góc khuất phía cuối nhà thờ hoặc khu vực tiền sảnh, thường dùng điện thoại di động để nhắn tin, tán gẫu, hay lướt mạng trong suốt Thánh Lễ.

 

Đây là hành động thiếu ý thức của một số người đi lễ cho có lệ, không để tâm hồn vào việc lắng nghe Lời Chúa và dự phần vào Tiệc Thánh Thể. Việc làm như thế được kể là không tham dự Thánh Lễ buộc ngày Chúa Nhật và đương nhiên là mắc tội trọng.

 

5. Lấy kẹo cao su từ miệng của bạn và vất bỏ nó một cách thích hợp (không phải trên sàn nhà hoặc trên ghế dài).

 

6. Bái gối hướng về phía nhà tạm trước khi ngồi xuống. Bái gối là uốn cong đầu gối phải xuống sàn và đứng lên. Nếu bạn không thể bái gối, bạn nên cúi chào một cách cung kính. Mục đích của việc này là để tỏ lòng tôn kính Thiên Chúa của chúng ta và để xác nhận sự hiện diện của Ngài trong nhà tạm.

 

7. Ngồi yên lặng. Một khi chúng ta đã tìm thấy chỗ ngồi, chúng ta nên ngồi hoặc quỳ xuống lặng lẽ cầu nguyện hay chiêm niệm. Đây không phải là thời gian để giao tiếp với bạn bè. Nếu chúng ta phải nói chuyện lặng lẽ, chúng ta nên làm cho nó ngắn gọn. 


Mục đích của việc này là một lần nữa thể hiện sự tôn trọng đối với Thánh Thể, và để cho thấy rằng chúng ta tin Chúa thật sự hiện diện Mình và Máu, Linh Hồn và Thần Tính.

 

Nếu chúng ta không tin điều này, chúng ta cần phải quan tâm đến những người khác họ tin, và sử dụng thời gian yên tĩnh để chiêm ngưỡng Chân Lý này.

 

8. Tôn trọng ranh giới. 
 

Khi đọc Kinh Lạy Cha chúng ta nên nhạy cảm về nhu cầu của những người bên cạnh, có lẽ, đang nói chuyện với "Cha Chúng Ta", mà có thể bị chia trí bởi những người cần phải nắm tay.

 

9. Hãy ở lại cho đến khi kết thúc Thánh Lễ. Giuđa là người đầu tiên rời khỏi buổi lễ sớm trong Bữa Tiệc Ly. Chúng ta không nên theo bước chân của ông.
 

Thánh lễ kết thúc khi vị linh mục hay phó tế nói: "Thánh Lễ đã song, chúc anh chị em  đi  bình an" và chúng ta thưa: "Tạ ơn Chúa ".

 

Chúng ta nên lịch sự ở lại cho đến khi kết thúc bài thánh ca kết lễ. Đôi khi cũng có những trường hợp khẩn cấp xảy ra, trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên càng kín đáo càng tốt để không làm gián đoạn Thánh Lễ vẫn chưa kết thúc.

 

10. Hãy cung kính, nhẹ nhàng và âm thầm ra khỏi nhà thờ. Một lần nữa, điều này là để thể hiện sự tôn trọng của Chúa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Có một số người ở lại vài phút sau lễ để cảm tạ Chúa vì Thánh Thể mà họ vừa nhận được, nhà thờ cũng nên yên lặng để tôn trọng sự hiệp nhất sâu xa đang diễn ra. Chúng ta có thể nói chuyện thoải mái khi ra ngoài nhà thờ.

 

11. Tuyệt đối không nên vỗ tay trong khi Thánh Lễ đang được cử hành. Chẳng hạn như sau khi linh mục hay phó tế giảng, hoặc là sau khi ca đoàn hát một bài thánh ca. Bởi lẽ Thánh Lễ không phải là một buổi trình diễn.

 

Rất tiếc là nhiều bạn trẻ thời nay, vì không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Thánh Lễ, nên cứ thấy gì hay là vỗ tay.

 

* gplongxuyen.org  -  NVK/RFA

You are here: Trang chủ >> Sống đức tin >> Sống đạo